Sản phẩm thịt mát hay còn gọi là thịt heo mát hiện đang được rất nhiều chị em nội trợ quan tâm vì tính an toàn cao của sản phẩm. Nhưng bên cạnh đó, không ít người vẫn e dè khi lựa chọn sản phẩm này. Vậy thực sự thịt mát là gì? Sự khác nhau giữa thịt mát và thịt nóng truyền thống là gì?
Tác giả: Lifefood
Tương lai của thực phẩm đông lạnh có thể dựa trên thực vật?
Quy mô thị trường thực phẩm đông lạnh toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR (Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm tổng hợp) kỷ lục khoảng 11% trong giai đoạn 2020 – 2024, theo báo cáo mới nhất của cơ quan nghiên cứu thị trường -Technavio. Khi người tiêu dùng chuyển sang lựa chọn thực phẩm đông lạnh tiện lợi hơn, một xu hướng mới nổi khác dường như hội tụ với việc tiêu thụ thực phẩm đông lạnh ngày càng tăng.
THỊ TRƯỜNG KHÔNG THỊT ĐANG BÙNG NỔ.
Từ việc tiêu dùng có đạo đức mới nổi, mối quan tâm về sức khỏe, nhận thức về môi trường đến một số tiến bộ mới đạt được trong ngành thực phẩm, sự thúc đẩy thị trường này là không thể phủ nhận và không thể tránh khỏi. Với sự thuận tiện vẫn là yêu cầu chính, người tiêu dùng rõ ràng đang thay đổi hành vi của họ gây ra sự gián đoạn trong ngành công nghiệp thực phẩm như chúng ta đã biết. Lựa chọn thuần chay chưa bao giờ dễ dàng hơn thế, với sự gia tăng các dịch vụ ở tất cả các nhà hàng, thức ăn nhanh và siêu thị. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường thịt làm từ thực vật được dự đoán sẽ đạt mức cao 8,6% từ năm 2020 đến năm 2025 và tất cả các khu vực trên thế giới dường như đều trải qua mức tăng trưởng này với tốc độ đáng kể.
DỰA TRÊN THỰC VẬT ĐANG THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH
Các báo cáo cho thấy xu hướng của người tiêu dùng đối với thực phẩm đông lạnh thuần chay là một trong những yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng thị trường thực phẩm đông lạnh. Các nhà chế biến đang phản ứng với sự thay đổi này bằng cách liên tục tung ra các sản phẩm mới, chẳng hạn như bánh mì kẹp thịt đông lạnh thuần chay, phi lê và rau viên. Thị trường đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 18,4% đối với lĩnh vực thịt chay đông lạnh, vượt xa tốc độ tăng trưởng của trái cây và rau củ đông lạnh:
TƯƠNG LAI NẰM TRONG LĨNH VỰC DỰA TRÊN THỰC VẬT
Với sự tiện lợi vẫn là yêu cầu chính, người tiêu dùng rõ ràng đang thay đổi hành vi của họ dựa trên cam kết về lối sống lành mạnh, quyền lợi động vật và môi trường, gây ra sự gián đoạn trong ngành công nghiệp thực phẩm như chúng ta đã biết. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường thịt làm từ thực vật được dự đoán sẽ đạt mức cao 8,6% từ năm 2020 đến năm 2025 và tất cả các khu vực trên thế giới dường như đều trải qua mức tăng trưởng này với tốc độ đáng kể.
Châu Á Thái Bình Dương dự kiến sẽ trở thành một nhân tố quan trọng trong thị trường đồ chay trong những năm tới do ngày càng có nhiều người ưa chuộng đậu phụ và bánh tempeh ở các nước Châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc. Báo cáo của Euromonitor dự đoán vào năm 2019 rằng nhu cầu của Trung Quốc đối với các sản phẩm làm từ thực vật sẽ trị giá gần 12 tỷ USD vào năm 2023.
Ở Bắc Mỹ, thị trường không thịt đã phát triển mạnh. Người tiêu dùng quan trọng các sản phẩm chay, nó chiếm hơn 30% thị trường toàn cầu.
Nam Mỹ đang theo xu hướng toàn cầu với các báo cáo dự báo giá trị thị trường đạt 328 triệu USD vào năm 2025 và tăng trưởng CAGR 12,4%. Các khu vực thành thị đang cho thấy một nhu cầu lớn, được hỗ trợ bởi sự đổi mới sản phẩm.
Thị trường sữa và thịt thuần chay châu Âu được dự báo sẽ đạt 7,5 tỷ euro vào năm 2025. Nghiên cứu cho thấy hơn 20% dân số hiện nay là người ăn chay trong khi số lượng người ăn chay trường tăng gấp đôi từ 1,3 lên 2,6 triệu trong 4 năm qua. Điều này có nghĩa là gần một phần ba tổng số người châu Âu “không còn coi mình là những người ăn toàn thịt nữa”.
Trung Đông, với tốc độ tăng trưởng CAGR là 9,84% từ năm 2019 đến năm 2027, là điểm nóng mới của ngành công nghiệp thuần chay. UAE cho thấy nhu cầu tăng đáng kể được thúc đẩy bởi nhận thức ngày càng tăng về sức khỏe và chế độ ăn uống, do tỷ lệ béo phì ngày càng tăng trong dân số.
Các công ty thuộc mọi quy mô đang cố gắng nắm bắt cơ hội tăng trưởng này bằng cách sản xuất các sản phẩm chay sáng tạo. Nhưng để đáp ứng nhu cầu tăng cao đòi hỏi phải có loại thiết bị chế biến phù hợp để chế biến các sản phẩm chất lượng cao, đẹp mắt đồng thời tiết kiệm năng lượng và chi phí cho các nhà chế biến.
Khi nói đến cấp đông IQF, OctoFrost là một chuyên gia được công nhận trên toàn cầu và cho dù bạn là một nhà chế biến có kinh nghiệm hay một người mới có tầm nhìn xa trong ngành công nghiệp này, chúng tôi mời tất cả các bạn đồng hành cùng chúng tôi.
Đây là những gì chúng tôi đã học được là quan trọng đối với một nhà chế biến thịt chay.
AN TOÀN THỰC PHẨM: là ưu tiên hàng đầu của tất cả các nhà chế biến thực phẩm và Máy cấp đông IQF OctoFrost được thiết kế để làm sạch kỹ lưỡng, dễ dàng, đảm bảo sản xuất thịt chay IQF an toàn.
MẤT NƯỚC THẤP: Khí động học tối ưu trong Máy cấp đông OctoFrost khóa độ ẩm của sản phẩm và loại bỏ khả năng hình thành tuyết, do đó làm giảm sự mất nước của sản phẩm. Khách hàng của chúng tôi nói rằng OctoFrost đạt được sản phẩm mất nước thấp nhất trên thị trường.
HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG: Máy cấp đông IQF OctoFrost tiêu thụ năng lượng thấp hơn trung bình 30% so với các công nghệ IQF khác cho cùng công suất sản xuất. Sự kết hợp của khí động học tối ưu, tốc độ quạt có thể điều chỉnh, không có thời gian ngừng hoạt động để thay đổi tấm sàn góp phần vào chi phí vận hành thấp và sản xuất bền vững tổng thể.
Nguồn: OctoFrost
Thịt mát không phải thịt đông lạnh.
Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản – Nafiqad (Bộ NN-PTNT) đang hoàn thiện dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) về sản phẩm thịt mát trước khi tổ chức hội thảo lấy ý kiến lần cuối vào thời gian tới. Vậy thịt mát cần được hiểu như thế nào cho đúng? Sản phẩm thịt mát mới manh nha hình thành tại Việt Nam trong thời gian gần đây, nhưng chủ yếu vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún tại một vài chuỗi thịt sạch quy mô nhỏ. Tuy còn khá mới mẻ với Việt Nam, nhưng các nước phát triển như Mỹ, EU, Nhật, Hàn… sản phẩm thịt mát đã được người tiêu dùng sử dùng phổ biến từ hàng chục năm qua và phần lớn thịt bán tại cửa hàng, siêu thị ở các nước kể trên là thịt mát.
Theo dự thảo thịt mát của Nafiqad, thịt mát theo các quy trình sản xuất phổ biến trên thế giới là thân thịt ngay sau khi giết mổ được qua quy trình làm mát để hạ nhiệt độ tâm thịt đến nhiệt độ từ 0 – 4oC trong một thời gian nhất định (khoảng 16 – 24 giờ cho thịt lợn) để cho trạng thái của thịt chuyển sang giai đoạn chín sinh hóa (Aging) sau đó mới được đem đi pha lọc và tiếp theo toàn bộ quá trình vận chuyển, bảo quản, phân phối sản phẩm đều đảm bảo tiến hành ở điều kiện nhiệt độ từ 0 – 4oC.Tuy nhiên, phải nhấn mạnh lại rằng, thịt mát ở đây khác hoàn toàn với các sản phẩm thịt đông lạnh đang được bán phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Thịt mát không chỉ đơn thuần đem thịt bỏ vào tủ đá, tủ đông cho cứng lại mà nó có quy trình, tiêu chuẩn khá khắt khe từ giết mổ tới nhiệt độ và ATTP. Quá trình bảo quản này giúp ức chế hoạt động của hệ vi sinh vật trên miếng thịt trong khi đó vẫn đảm bảo các quá trình sinh hóa của thân thịt (chết mềm, tê cứng, chín sinh hóa) diễn ra và đảm bảo miếng thịt tới tay người tiêu dùng ở trạng thái sinh hóa tốt nhất mà vẫn đảm bảo ATTP. Cách thức sản xuất, bảo quản và kinh doanh dạng thịt lợn này đã rất phổ biến từ lâu và được chuẩn hóa trên thế giới (chilled meat). Ngoài ra, với quy trình làm mát được kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm không khí và chuỗi bảo quản, phân phối trong điều kiện mát làm cho sản phẩm thịt mát có những đặc tính chất lượng đặc trưng ưu việt của quá trình chín sinh hóa như làm thịt mềm, tăng hương, vị cho miếng thịt tăng khả năng tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Chế độ bảo quản mát cũng giúp đảm bảo tính ATTP cao với thời gian sử dụng kéo dài so với thịt tươi tức thịt nóng (warm meat). Còn với sản phẩm thịt lạnh đông. Thực tế hiện nay Việt Nam đã có TCVN 7047:2009 về thịt lạnh đông với yêu cầu kỹ thuật được cấp đông và bảo quản lạnh đông với nhiệt độ tâm sản phẩm không cao hơn âm 120oC. Nhưng trên thực tế các cơ sở SXKD chưa tuân thủ đầy đủ đúng quy trình cấp đông được khuyến cáo bởi cách làm phổ biến là đem thịt ấm mới giết mổ bỏ vào tủ đá, tủ đông. Cũng như thịt cấp mát, sau khi kết thúc công đoạn trong phòng lạnh từ 12 – 24 tiếng, thịt gia súc, gia cầm được làm lạnh sâu và đột ngột ở nhiệt độ âm 25oC để trở thành thịt lạnh đông. Việc làm lạnh đột ngột giúp thịt cấp đông giữ nguyên được chất lượng, hương vị và giá trị dinh dưỡng và thời gian bảo quản tương đối dài.
Theo tìm hiểu của ông Tạ Văn Tường, tại các nước phát triển hiện đang bày bán phổ biến 2 dòng thịt, đó là thịt mát (chilled meat) và thịt lạnh đông (frozen). Trong đó, thịt mát (chilled meat) là sản phẩm có ưu điểm chất lượng tốt nhất, cao nhất, ưu việt nhất hiện nay, thời gian bảo quan từ 7 – 15 ngày.Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường chia sẻ, để ngành chăn nuôi phát triển bền vững bắt buộc phải xây dựng được tiêu chuẩn thịt mát, bởi đây là cánh cửa quan trọng kiểm soát khâu vệ sinh ATTP cũng như để sản xuất hàng hóa theo lô quy mô lớn. Điển hình là vào chuồng một lứa, bán và giết mổ theo lô thay vì cách giết mổ truyền thống ngày một vài con khiến giá thành tăng, chi phí tăng, kiểm soát khó. Chính vì nhận thấy lợi ích to lớn của thịt mát, khi con làm Giám đốc Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội, ông Tạ Văn Tường tiên phong đề xuất TP. Hà Nội xây dựng các mô hình chăn nuôi theo chuỗi liên kết khép kín chế biến, giết mổ theo công nghệ thịt mát. Thực tế, TP. Hà Nội chính là nơi tiên phong cả nước về các chuỗi chăn nuôi áp dụng giết mổ chế biến thịt mát của cả nước. Lãnh đạo Nafiqad chia sẻ, TCVN “Thịt mát – Yêu cầu kỹ thuật” 2018 hiện đang được Cục hoàn thiện biên soạn ở công đoạn cuối cùng. Sau khi hoàn tất TCVN sẽ được Bộ NN-PTNT đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định và cuối cùng Bộ KH-CN sẽ công bố TCVN về thịt mát. Dự kiến, ngày 10/8 tại TP.HCM, Bộ NN-PTNT sẽ tổ chức hội thảo quy mô lớn, rộng rãi để xin ý kiến lần cuối về tiêu chuẩn thịt mát. Việc các cơ quan của Bộ NN-PTNT bắt tay vào xây dựng TCVN cho sản phẩm thịt mát với các điều kiện và yêu cầu kĩ thuật tương đương với các tiêu chuẩn hiện hành của các quốc gia trên thế giới được đánh giá là một trong những tiền đề, nền tảng quan trọng để các nhà sản xuất thịt mát tuân thủ, từ đó mở rộng ra cơ hội xuất khẩu các sản phẩm thịt của Việt Nam ra thế giới. Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam